A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hai con nghê Đình Đông, gần Ngõ Xã Đàn, Hà Nội được cứu

Theo nhận định của TS Hải thì từ hình thức của con Nghê này có thể phán đoán niên đại của nó khoảng thế kỷ 18-19, đây cũng là hình thức hiếm trong các mô tuýp về Nghê ở Việt Nam. "Nếu có thể tiến hành khảo cổ từ Đàn Xã Tắc vào vị trí Đình Đông bây giờ thì chắc còn nhiều phát hiện thú vị khác.

Văn hoá

17/04/2013 14:06 GMT+7
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Cố gắng cứu di chỉ thiêng thuộc Đàn Xã Tắc về bảo tàng

- Một công việc quan trọng trong việc giải tỏa để xây cầu vượt Đàn Xã Tắc là phải đưa được hai con Nghê linh thiêng thuộc quần thể Đàn Xã tắc về bảo tàng nguyên vẹn. 

Các tin liên quan

Bộ Văn hóa không cho phá Đàn Xã Tắc!

Các nhà văn hóa phản đối cầu vượt qua Đàn Xã Tắc

Đàn Xã tắc, di sản
Hai trụ nghi môn Đình Đông xưa với hình tượng hai con Nghê có nguy cơ bị san phẳng. Ảnh: Đình Thành

Những ngày qua, giới di sản sôi sục thông tin về việc hai trụ nghi môn Đình Đông xưa với hình tượng hai con Nghê được cho là có từ hàng thế kỷ trước nằm trong khuôn viên quần thể Đàn Xã Tắc linh thiêng đang đứng trước nguy cơ bị hỏng khi làm cầu vượt tại ngã năm Ô Chợ Dừa. Đáng chú ý là vị trí của hai chiếc cổng Đình Đông chỉ cách Đàn Xã Tắc vài bước chân.

Sáng 17/4, công việc thi công giải tỏa mặt bằng khu vực gần với di tích ở phố Nguyễn Lương Bằng vẫn được tiếp tục, ngay sát với hai cột làng Đình Đông. Có mặt tại đây ngoài hai cán bộ của Bảo tàng Hà Nội đến khảo sát còn có TS Đinh Hồng Hải, Viện nghiên cứu Văn hóa (Viện khoa học xã hội VN). Anh vừa thực hiện một chuyên đề về con Nghê trong văn hóa Việt Nam trên VTV và đặc biệt quan tâm đến di tích này.

Di tích đặc biệt quan trọng gắn với Đàn Xã Tắc

Đàn Xã tắc, di sản

Việc phá dỡ khu vực này đang được tiến hành để làm cầu vượt. Trong ảnh là các ngôi nhà sát với di tích đang che bạt để phá dỡ. Ảnh chụp sáng 17/4.

"Tại sao chúng ta cần phải quan đến vấn đề này? Là vì Đàn Xã Tắc là một trong những vị trí cực kỳ quan trọng trong không gian tâm linh của Thăng Long – Hà Nội. Có thể nghĩ đơn giản thế này, nếu trong mỗi gia đình có bàn thờ tổ tiên thì Đàn Xã Tắc chính là nơi thờ tự của cả Quốc gia. Hệ thống di vật thuộc mỗi quần thể di tích thường liên quan đến nhau. Là vị trí đất thiêng thì sẽ có nhiều di tích xung quanh đó.

Chính vì thế tôi rất quan tâm đến vị trí con Nghê cũng như hai trụ nghi môn Đình Đông này. Chúng được xây bằng vữa vôi, gạch to bản, niên đại khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 và nó đặc biệt quan trọng nếu gắn với di tích Đàn Xã Tắc. Thông thường tất cả các di tích đặt cùng một vị trí được cho là “địa linh” đều có mối liên quan đến nhau. Ở đây, ta thấy nghi môn của Đình Đông có liên quan với vị trí của đồn Công an hiện nay – chính là đình Đông trước đây. Ngôi đình này chỉ mới bị phá cách đây hai chục năm để xây trụ sở này".

Đàn Xã tắc, di sản

Cận cảnh con Nghê linh thiêng có nguy cơ biến mất trong những ngày tới.

TS Hải cho hay hai trụ cổng này là dấu vết cuối cùng của đình cổ Đình Đông. Vì vậy, "dù giữ lại 1 viên gạch hay một mảnh vỡ của con Nghê hay trụ để đưa về Bảo tàng Hà Nội thì sau này sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm lại hay phát hiện thông tin liên quan đến Đàn Xã Tắc. Rõ ràng trước khi kinh đô chuyển vào Huế thì đàn Xã Tắc chính là nơi thờ tự quan trọng nhất ở Thăng Long. Nếu bị phá và không giữ lại được vết tích gì cả thì sau này muốn tìm hiểu lịch sử sẽ cực kỳ khó", TS Hải cho biết thêm.

Theo nhận định của TS Hải thì từ hình thức của con Nghê này có thể phán đoán niên đại của nó khoảng thế kỷ 18-19, đây cũng là hình thức hiếm trong các mô tuýp về Nghê ở Việt Nam. "Nếu có thể tiến hành khảo cổ từ Đàn Xã Tắc vào vị trí Đình Đông bây giờ thì chắc còn nhiều phát hiện thú vị khác. Nếu nói về mặt khảo cổ thì Hoàng thành Thăng Long quan trọng hơn di tích này nhưng nếu nói về mặt tâm linh thì di tích quốc gia này quan trọng hơn. Đây có thể nói là một trong những địa điểm quan trọng nhất với Thăng Long Hà Nội, chẳng khác gì đền Hùng đối với Việt Nam cả".

Di chỉ thiêng với dân chúng

Đàn Xã tắc, di sản
TS Hải (ngoài cùng bên trái) cùng cán bộ Bảo tàng Hà Nội đến làm việc tại hiện trường sáng 17/3 thu hút sự quan tâm của nhiều người dân.

Không chỉ có ý nghĩa về mặt di tích, đây cũng là di chỉ mang tính tâm linh. Nhiều người dân sinh sống ở đây kể cho chúng tôi những câu chuyện lạ lùng, hết sức linh thiêng liên quan đến di chỉ này. Theo người dân ở đây thì hàng năm, vào nhiều dịp khác nhau người ta luôn tổ chức cúng lễ hai ông Nghê này vì cho rằng ông Nghê ở đây rất thiêng.

Bà Vài, người dân sinh sống tại đây là một trong những người thường xuyên sửa soạn lễ cúng ra nói nhỏ với chúng tôi: "Đừng đụng vào hai ông Nghê này. Hôm trước dự án họ cũng làm lễ rất to, vừa làm vừa lễ". Khi hay tin chúng tôi tới làm tin với hy vọng giữ lại di tích này hoặc chuyển về bảo tàng, bà Vài nói vậy thì quá tốt. Tuy nhiên cũng như bà Vài, người dân ở đây nói tốt nhất nên chuyển về đình Hoàng Cầu vì sau khi Đình Đông bị phá, người ta đã làm lễ chuyển Thành hoàng làng về đình Hoàng Cầu.

Đàn Xã tắc, di sản
Đình Đông tương truyền là nơi thờ Phùng Hưng và 3 nhân vật huyền thoại: Anh Đoái Đại vương và Hoàng thái hậu Phương Dung, Bảo Hoa công chúa.

Sáng 17/4, sau chuyến khảo sát tại đây, hai cán bộ của Bảo tàng Hà Nội đã làm việc với phòng văn hóa Quận Đống Đa. Theo đó, phương án tiếp theo sẽ là chờ ý kiến từ Ban quản lý dự án, quận Đống đa để di dời di chỉ trên về Bảo tàng Hà Nội. Phương án tạm thời là làm việc với bên thi công và yêu cầu trong những ngày tới chưa động chạm đến di tích. Sau chuyến khảo sát Bảo tàng Hà Nội sẽ xem xét việc nên di chuyển cả hai con Nghê hay lấy cả cột trụ về Bảo tàng, sau đó làm việc trực tiếp với bên thi công.

Hạnh Phương

Ảnh: Hoàng Vy

Tháo dỡ 2 con nghê khu vực Đàn Xã Tắc

- Công việc thi công giải tỏa mặt bằng khu vực gần với di tích ở phố Nguyễn Lương Bằng vẫn được tiến hành, việc tháo gỡ 2 con nghê được thực hiện trong cả ngày hôm nay và tiếp tục trong những ngày tới. Mời quý vị xem hình ảnh được truyền về từ hiện trường chiều 25/4.

Cố gắng cứu di chỉ thiêng thuộc Đàn Xã Tắc về bảo tàng

Sáng 26/4 việc tháo dỡ 2 con nghê tạm hoãn và có thể tiếp tục vào buổi chiều, mời quý vị đón xem.

 

 

con nghê, xã đàn, đàn xã tắc 

Xem clip đã biên tập tại đây

 


Sau thời gian lên kế hoạch và xin phép các cơ quan chức năng, sáng 25/4, việc khởi công di dời 2 con Nghê cùng hai trụ nghi môn của Đình Đông thuộc quần thể Đàn Xã Tắc đã được tiến hành. Sau khi làm lễ cũng như tiến hành tháo gỡ giây dợ bám vào di chỉ này, công tác thi công bóc tách hai con Nghê chính thức bắt đầu vào chiều 25/5.

con nghê, xã đàn, đàn xã tắc

Anh Trần Tùy, cán bộ phòng nghiên cứu, sưu tầm Bảo tàng Hà Nội, người trực tiếp phụ trách việc giám sát thi công cho hay do hai trụ nghi môn cũng như hai con Nghê bám chặt vào tường nhà dân sắp giải tỏa nên đội thi công sẽ phải tiên hành bóc tách chúng ra khỏi những công trình này. Công việc sẽ được tiến hành thận trọng và hoàn toàn thủ công để bảo đảm tính toàn vẹn của di chỉ này. Anh Tùy cho biết công việc này có thể kéo dài từ 10-20 ngày. 

con nghê, xã đàn, đàn xã tắc

con nghê, xã đàn, đàn xã tắc 

VietNamNet

 

Bắt đầu di dời hai con nghê tại công trình cầu vượt Xã Đàn

 

http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Bat-dau-di-doi-hai-con-nghe-tai-cong-trinh-cau-vuot-Xa-Dan/113104.bld

 

Hà Nội: Gia cố lại chân đế của hai con nghê ở Đàn Xã Tắc

Thứ Năm 16:14 25/04/2013
(HNMO)- 15h chiều nay (25-4), các cán bộ Bảo tàng Hà Nội đã bắc giàn giáo vào sát trụ y môn bên tay trái (tính từ đường Xã đi xuống) để làm công tác di dời 2 con nghê cũng như hai trụ nghi môn Đình Đông về Bảo tàng.
 
Đơn vị thi công bắc dàn giáo để gia cố lại chân móng con nghê
Đơn vị thi công bắc dàn giáo để gia cố lại chân móng con nghê

Một cán bộ đại diện của đơn vị thi công cho biết, do chân đế của các con nghê đang bị bào mòn theo thời gian nên trước mắt, các chuyên gia sẽ phải gia cố lại cho thật chắc. Sau đó, trong vài ngày tiếp theo mới có thể đưa các con nghê và trụ nghi môn này xuống một cách an toàn được.

Do không thể đưa cần cẩu tham gia vào công việc này, nên dự kiến phương án sẽ là khoan những mũi dưới chân đế của trụ nghi môn, hạ độ cao và di chuyển con nghê đã được bảo quản bằng các vật liệu an toàn như xốp, băng dính... Tòan bộ phần việc này sẽ được làm hết sức cẩn trọng.

Đôi nghê và hai trụ nghi môn theo giám định thì có từ thế kỷ 19
Đôi nghê và hai trụ nghi môn theo giám định thì có từ thế kỷ 19

Những ngày qua, thông tin về việc hai con nghê và trụ nghi môn Đình Đông đàn Xã Tắc có nguy cơ bị san ủi thành phế tích để phục vụ việc thi công đàn Xã Tắc đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân Thủ đô. Do đó, khi các cán bộ của Bảo tàng Hà Nội gấp rút tiến hành công việc di dời, đã có nhiều người dân tới chứng kiến.

Theo giám định ban đầu thì đôi nghê và hai trụ nghi môn có từ thế kỷ 19.

Một số hình ảnh gia cố hai con nghê mà HNMO đã ghi nhanh chiều nay:

 


 



http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/117579/co-gang-cuu-di-chi-thieng-thuoc-dan-xa-tac-ve-bao-tang.html

http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/118714/thao-do-2-con-nghe-khu-vuc-dan-xa-tac.html

 


Tags: 1048 , 1049
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan